Cẩm nang nhân sự – Tình huống 19

Nói tiếng nước ngoài ở nơi làm việc.

Bạn có được soạn thảo quy định rằng tất cả nhân viên chỉ được phép nói tiếng Việt hoặc tiếng Anh ở nơi làm việc không? Mặc dù không văn bản pháp luật nào chính thức ủng hộ hay ngăn cấm, quy định việc cấm nhân viên nói tiếng nước ngoài ở nơi làm việc là hành động vi phạm pháp luật (vì nó có thể dẫn đến việc phân biệt đối xử về nguồn gốc xuất thân).

Do đó, tốt nhất là không nên đưa ra các quy định nghiêm khắc mà không tham khảo trước ý kiến của ban cố vấn pháp lý. Một trong những quy định hợp lý hơn là cho phép nhân viên nói chuyện với nhau bằng ngôn ngữ khác trong giờ nghỉ hay giờ ăn, và vẫn bắt buộc họ phải nói tiếng Việt/Anh trong giờ làm việc. Cách giải quyết này cho phép các nhân viên có thể trao đổi bằng tiếng mẹ đẻ trong giờ nghỉ mà vẫn tạo điều kiện cho người quản lý tiếp tục giám sát và duy trì việc điều hành và kiểm tra an toàn trong giờ làm việc.

Hãy xem xét một tình huống thường xuyên xảy ra ở nơi làm việc: Một nhóm nhân viên nói chuyện với nhau bằng tiếng Tagalog, điều này khiến các nhân viên không nói tiếng này cảm thấy mình bị xa lánh, hắt hủi. Một trong những nhân viên nói tiếng Anh phàn nàn với người quản lý rằng các nhân viên người Philippines có thể đang nói xấu sau lưng, cười nhạo cô ấy và những nhân viên khác, hoặc đang giấu giếm điều gì đó liên quan đến công việc.

Nói tiếng nước ngoài ở nơi làm việc

Giải pháp

Hãy giả định là chính quyền cho phép giới hạn việc trao đổi bằng tiếng nước ngoài trong giờ nghỉ và giờ ăn trưa. Theo đó, bạn hoàn toàn có quyền giải quyết vấn đề này với nhóm người nói tiếng nước ngoài bằng cách tổ chức một cuộc họp và nói với họ: Chào mọi người. Hôm nay tôi tổ chức cuộc họp này bởi một đồng nghiệp của các bạn phàn nàn với tôi về việc các bạn nói chuyện bằng tiếng Tagalog trong giờ làm việc.

Tôi muốn cùng các bạn tìm ra một giải pháp thích hợp cho vấn đề này. Đầu tiên, tôi tôn trọng việc các bạn muốn nói chuyện với nhau bằng tiếng Tagalog vì như thế sẽ thoải mái hơn. Nó giúp gắn kết các bạn với nhau và đây thực sự là một điều tuyệt vời. Tuy nhiên, việc này có thể làm cho những người khác cảm thấy bị xa lánh, hắt hủi và sẽ được nhìn nhận như một hành động kéo bè kéo cánh và mang tính cục bộ.

Cần phải có sự cân bằng trong vấn đề này: Nhân viên có thể trao đổi bằng tiếng nước ngoài. Tuy nhiên, việc này nên được giới hạn trong giờ nghỉ và giờ ăn. Thời gian còn lại trong ngày, công ty có quyền yêu cầu nhân viên nói tiếng Việt/Anh. Theo tôi, đây là một giải pháp hợp lý bởi về mặt lý thuyết, người quản lý muốn chắc chắn việc trao đổi diễn ra thẳng thắn, những kỳ vọng được thể hiện rõ ràng và tất cả nhân viên đều cảm thấy sự gắn kết. Điều này rất quan trọng bởi chúng tôi nhận thấy những người khác có thể cảm thấy bị xa lánh. Bạn có ủng hộ tôi giải quyết vấn đề theo hướng mới này không?

Đôi khi bạn khó có thể tìm ra giải pháp cân bằng giữa nhu cầu và quyền được trao đổi bằng tiếng nước ngoài ở nơi làm việc của nhân viên với trách nhiệm bảo đảm an toàn và trao đổi cởi mở của công ty được tối đa hóa trong mọi thời điểm. Tuy nhiên, giải pháp hợp lý này đáp ứng mong muốn được nói chuyện bằng tiếng mẹ đẻ của nhân viên và giữ cảm giác gắn bó trong khi vẫn thể hiện đòi hỏi của doanh nghiệp là giới hạn việc sử dụng tiếng nước ngoài trong giờ nghỉ và giờ ăn.

Đông Tiến Food sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *